8 bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh

Danh mục nội dung

 VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

 


👉Viêm đường hô hp trên được chia thành: Viêm đường hô hp trên cp tính và viêm đường hô hp trên mn tính. Triu chng thường gp đầu tiên ca viêm đường hô hp là st, st nhẹ,  đôi khi st cao kèm theo rét run, ho, ht hơi và chy nước mũi.

♻️Viêm đường hô hp trên là t hp bnh bao gm: Cm lnh, viêm mũi hng, viêm xoang, viêm thanh qun. Mc dù có nhiu biu hin đơn l nhưng chúng đều có mt s biu hin chúng ta d nhn thy, bao gm: st, ht hơi, s mũi, ngt mũi, đau rát hng, ho, khàn tiếng có khi mt tiếng, mt mi, đau đầu, đau mi cơ khp…

🔻Cách phòng tránh: Ngoài vic đảm bo chế độ dinh dưỡng, sinh hot để nâng cao sc đề kháng cho bé, m cn đưa bé đi tiêm chng đầy đủ và có th s dng các sn phm tăng sc đề kháng như: vitamin tng hp, km, men vi sinh,…

TAY-CHÂN -MIỆNG

 

👉Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Đây là bệnh rất dễ lây lan, nó có thể lây qua những đường sau:
– Bé tiếp xúc trực tiếp với bé khác bị nhiễm bệnh.
-,Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
– Bé tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của bé bị bệnh.
-,Bé cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của bé bị bệnh
– Lây qua bàn tay người chăm sóc bé.

♻️Mẹ có thể nhận biết bệnh tay – chân – miệng qua các dấu hiệu ở các giai đoạn khác nhau:
– Sau khi ủ bệnh 3-6 ngày, bệnh sẽ bước vào giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Bé bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Trong giai đoạn này còn có những biểu hiện như: đau họng, tổn thương, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
– Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
– Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
– Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
-Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

🔻Cách phòng tránh:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
– Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
– Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
– Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
– Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
– Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức. 

BỆNH THỦY ĐẬU

👉Thủy đậu sẽ là một bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu xảy ra bội nhiễm.
Lây truyền: Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh, trong khoảng thời gian 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo, vật dụng nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh.

♻️ Sau bnh, bnh bt đầu tiến vào giai đon khi phát vi nhng biu hin ca thy đậu thường gp như: St, đau đầu, đau cơ, phát ban… Trong mt s trường hp, nht là tr em không có du hiu b thy đậu rõ ràng.
– Ở giai đon toàn phát, triu chng ca bnh thy đậu thường là st cao, đau đầu, chán ăn, mt mi, bun nôn, đau cơ. Nhng mn nước vi đường kính 1 – 3 mm xut hin toàn thân thm chí xut hin c trong niêm mc ming, gây nga rát, khó chu. Trong nhng trường hp nng, mn nước s to hơn. Khi nhim trùng, mn nước s có màu đục do cha m.
– Nếu không có biến chng, giai đon hi phc bnh thy đậu thường sau 7 – 10 ngày phát bnh. Khi đó, các vết mn nước s khô dn, bong vy, thâm da nơi ni mn nước. Trong giai đon này, vic v sinh cơ th cn đặc bit chú trng, tránh để nhim trùng vết thương dn đến so. M có th s dng kết hp các thuc tr so và tr thâm theo ch định ca bác sĩ để không để li so cho bé.

🔻Cách phòng tránh: Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, môi trường sống để tăng sức đề kháng cho con thì cách tốt nhất là mẹ nên đưa con đi tiêm phòng vacxin thủy đậu mẹ nhé!
– Đối với vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc):
  + Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi: Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên, Mũi 2: Sau mũi 1 là 3 tháng
  +Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần
– Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ):
 + Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi: Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên, mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.
 + Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên, mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).
– Có một số lưu ý khi chăm sóc bé bị bệnh thủy đậu để bé mau lành bệnh như:
 + Để bé nghỉ ngơi trong phòng riêng, thoáng khí, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
 + Hạn chế gãi nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
 + Đối với các nốt đỏ bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
 + Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể; kiêng đồ nếp và đồ tanh, hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ.
 + Nếu tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện

 SỐT VIRUT

👉Khi bị sốt virus, trẻ sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như:
– Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi bị sốt do virus. Thân nhiệt của bé thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí lên tới 40 – 41 độ C. Khi bị sốt, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc.
– Đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
– Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Sốt virus đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày với đặc điểm là phân lỏng, chất nhầy, không có máu.
🔻Cách phòng tránh và chăm sóc bệnh sốt virus như mẹ cần lưu ý như:
– Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế cần được giữ trong nách ít nhất 3 phút để cho kết quả chính xác. Nhiệt độ thực tế của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ.
– Hạ sốt: Ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng nhiều cách như uống thuốc, lau khô mồ hôi, mặc quần áo mỏng, để trẻ nằm nơi thoáng mát.
Khi trẻ sốt cao nên cởi quần áo và bỏ bớt chăn cho trẻ. Lau bằng khăn ướt nhúng nước ấm. Ba mẹ tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì không những không hạ sốt mà sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
– Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử bị co giật khi sốt cao.
– Bù nước và điện giải cho bé: Nếu trẻ còn bú thì tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
– Chống bội nhiễm: Khi trẻ bị sốt, cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
– Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…
– Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Trẻ có dấu hiệu lơ mơ, ngủ nhiều, đau đầu, co giật, buồn nôn và sốt kéo dài trên 5 ngày

 VIÊM NÃO NHẬT BẢN 

👉Thời tiết mùa hè nóng nực là cơ hội để bệnh viêm não Nhật Bản B có khả năng bùng phát cao. Bệnh do virus Arbo gây ra. Bệnh này có thể lây truyền từ động vật sang người qua muỗi đốt.
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.

♻️Triệu chứng viêm não Nhật Bản thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Khi trẻ có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.

🔻Cách phòng tránh:
Viêm não Nhật Bản là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh chủ động, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất. Các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 1-5 tuổi cần đưa con đi tiêm đầy đủ và đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên.
Ngoài ra, mẹ cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt. Vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy

 TIÊU CHẢY CẤP

👉Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khoảng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

♻️Sau khi bị lây nhiễm từ nguồn bệnh khoảng 1-2 ngày, trẻ biểu hiện các triệu chứng sau:
– Nôn ói: xuất hiện đầu tiên. Trẻ nôn nhiều, sau đó bớt dần và tiếp theo đến tiêu chảy.
– Tiêu chảy: đi phân lỏng toàn nước, >= 3 lần/ ngày.
– Có thể có sốt, đau bụng, ho, chảy mũi.
– Dễ có dấu hiệu mất nước: khô môi, mắt trũng, khát nhiều, lì bì hay kích thích vật vã, quấy khóc, thóp trũng.Trẻ rất dễ bị khô kiệt nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
– Các dấu hiệu nặng: thở mạnh, sâu, môi đỏ, chướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim, nhược cơ toàn thân.
Trẻ dễ bị sụt cân và suy dinh dưỡng do bị mất nước nặng.
**Chăm sóc trẻ khi bị bệnh**:
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi trẻ mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

🔻Thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, uống phòng Rota Virut.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: môi trường sống, nguồn nước, đồ ăn, vệ sinh đôi bàn tay, nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ…

  SỐT XUẤT HUYẾT

👉Bệnh sốt xuất huyết có thể lây từ người này sang người khác do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra.

♻️Các triệu chứng của bệnh:
– Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân.
– Các nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu.
– Nặng hơn, trẻ có thể bị trụy tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt.
– Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
 Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khi có các dấu hiệu trên.

🔻Mẹ nên chú ý thường xuyên tắm và vệ sinh thân thể cho bé, khi ngủ phải mắc, vệ sinh giường cho trẻ thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết, phun thuốc diệt muỗi theo đúng khuyến cáo,…

RÔM SẨY

♻️Do thời tiết nóng lực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh. Nếu bé không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

🔻Cách phòng tránh:

-Thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé, đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước, không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắc đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
– Bệnh ở trẻ thường có triệu chứng thầm lặng và tiến triển nhanh vì vậy các mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Mẹ phải phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart